Lịch sử hành chính thành phố trực thuộc trung ương Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân

Thủ đô Bắc Kinh

Thủ trưởng thủ đô thời đầu

Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (1897 – 1986), Ủy viên trưởng Nhân Đại 1978 – 1983, Lãnh đạo Quốc gia.
Nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn (1899 – 1992), Phó Tổng lý, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.
Trụ sở Chính phủ Bắc Kinh.

Những ngày trước năm 1949, tên gọi của thành phố là Bắc Bình (北平; bính âm: Běipíng; Wade-Giles: Pei-p'ing). Cơ quan hành chính thành phố lần lượt đổi tên là Phủ Thuận Thiên, trong thời Nhà Minh, Nhà Thanh, Đại ThuậnTrung Hoa Dân Quốc. Vào giai đoạn 1948 – 1949, Chính phủ Nhân dân Hoa Bắc được thành lập,[361] Chủ tịch Đổng Tất Vũ với mục tiêu kiểm soát Hoa Bắc.[362] Vào ngày 01 tháng 01 năm 1949, dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Mặt trận Bình Tân, Ủy ban Kiểm soát Quân sự thành phố Bắc Bình của Giải phóng quân cùng với Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Bình được thành lập, Thị trưởng đầu tiên là Diệp Kiếm Anh, cho đến tháng 09 cùng năm. Thời gian này, Giải phóng quân đã chiếm được thành phố một cách yên bình vào ngày 31 tháng 01 năm 1949 trong chiến dịch Bình Tân. Tháng 09 năm 1949, Diệp Kiếm Anh rời Bắc Bình, tới Quảng Đông chỉ huy chiến dịch, Nhiếp Vinh Trăn giữ chức vụ Thị trưởng Bắc Bình. Vào ngày 27 tháng 09 năm 1949, phiên họp toàn thể đầu tiên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc đã quyết định đổi tên Bắc Bình thành Bắc Kinh, và Chính phủ Nhân dân Bắc Bình được đổi tên thành Chính phủ Nhân dân Bắc Kinh,[363] Hiến pháp Trung Quốc tạm thời cũng được ban hành vào ngày 29. Ngày 01 tháng 10 cùng năm, Mao Trạch Đông đã tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ trên đỉnh Thiên An Môn, đặt thủ đô Bắc Kinh. Thị trưởng, Phó Thị trưởng, và các Ủy viên Chính phủ Bắc Kinh đã được bầu bởi Đại hội Đại biểu Nhân dân thành phố Bắc Kinh lần đầu tiên, tổ chức từ ngày 20 đến 22 tháng 11 năm 1949, thành lập Chính phủ Bắc Kinh, Nhiếp Vinh Trăn tiếp tục giữ chức. Vào ngày 09 tháng 12, Thị trưởng, Phó Thị trưởng Bắc Kinh và các Ủy viên tuyên bố nhậm chức và Chính quyền Nhân dân thành phố Bắc Kinh chính thức được thành lập.[364]

Từ trái sang: Mao Trạch Đông, Bành Chân, Norodom Sihanouk,Lưu Thiếu Kỳ. Ảnh năm 1965, Quốc trưởng Campuchia Norodom Sihanouk thăm Bắc Kinh.

Hai Thị trưởng đầu tiên, Diệp Kiếm AnhNhiếp Vinh Trăn đều là Nhà cách mạng, Nhà quân sự thế hệ đầu quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Thập đại Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (1897 – 1986), Nguyên thủ quốc gia (1978 – 1983), Ủy viên trưởng Nhân Đại, Ủy viên Ban Thường vụ khóa X, XI, XII, Phó Chủ tịch thứ nhất Đảng, Phó Chú tịch Quân ủy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Phân cục Hoa Đông. Ông đồng thời là Thị trưởng đầu tiên của Bắc Bình, Tỉnh trưởng Quảng Đông đầu tiên. Thập đại Nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn (聂荣臻. 1899 – 1992),[365] Uỷ viên Bộ Chính trị khóa VIII, XI, XII, Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Phó Ủy viên trưởng Nhân Đại, Phó Chủ tịch Quân ủy, Tổng tham mưu trưởng Quân ủy. Ông là một Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Thị trưởng Bắc Kinh (1949 – 1951), bị thanh trừng trong Cách mạng Văn hóa, quay trở lại vào năm 1979, là Phó Tư lệnh chiến dịch Việt – Trung, một cuộc hòa chiến tổn thất nghiêm trọng cả hai bên. Người giữ quyền tại Bắc Kinh là Bành Chân.

Thượng tướng Tạ Phú Trị (1909 – 1972), Bí thư kiêm Chủ nhiệm Bắc Kinh diễn giải cuộc chuyển giao 1967.

Sau đó, từ ngày 17 đến 23 tháng 08 năm 1954, tại cuộc họp Nhân Đại Bắc Kinh, Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh được đổi tên thành Ủy ban Nhân dân thành phố Bắc Kinh. Thị trưởng Ủy ban tiếp tục là Bành Chân. Bành ChânBí thư Bắc Kinh, lãnh đạo tối cao Bắc Kinh thời gian này, ông kiêm nhiệm Thị trưởng Bắc Kinh liên tục từ năm 1951 đến năm 1966. Bành Chân (彭真. 1902 – 1997)[366], Ủy viên trưởng Nhân Đại, Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, VIII, XI, XII, Bí thư Ban Bí thư, Bí thư Chính Pháp, Trưởng Ban Tổ chức, Phó Chủ tịch Chính Hiệp. Ông là Lãnh đạo Quốc gia. Trong thời kỳ Đại Cách mạng, ông bị thanh trừng, bắt giam nhưng quay trở lại khi Đặng Tiểu Bình lãnh đạo, kế nhiệm Diệp Kiếm Anh ở vị trí Ủy viên trưởng, công tác cho đến khi qua đời. Kế nhiệm Thị trưởng Bắc KinhNgô Đức, giai đoạn 1966 – 1967. Vào ngày 20 tháng 04 năm 1967, Ủy ban Nhân dân Bắc Kinh được giải thể, Ủy ban Cách mạng thành phố Bắc Kinh được thành lập. Chủ nhiệm Ủy ban là Tạ Phú Trị, giai đoạn 1967 – 1972 rồi tới Ngô Đức quay trở lại lãnh đạo, là Chủ nhiệm Ủy ban giai đoạn 1972 – 1978. Cả hai người đều là lãnh đạo tối cao Bắc Kinh những năm cầm quyền, là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Ngô Đức (吴德. 1913 – 1995)[367], Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, Bí thư Bắc Kinh, Bí thư Thiên Tân, Phó Ủy viên trưởng Nhân Đại, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Tạ Phú Trị (谢富治. 1909 – 1972)[368], Thượng tướng, Uỷ viên Bộ Chính trị khóa VIII, Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Bí thư Ban Bí thư, Bí thư Bắc Kinh, Bộ trưởng Bộ Công an. Ông là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, qua đời năm 1972 khi còn đang công tác tại Quốc vụ viện, Phó Tổng lý. Chủ nhiệm thứ ba là Lâm Hồ Gia (林乎加. 1916 – 2018).[369]

Thành lập Ủy ban Cách mạng Bắc Kinh năm 1967.

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa từ năm 1966 đến 1976, phong trào Hồng vệ binh bắt đầu ở Bắc Kinh và Chính quyền thành phố, bao gồm Chính phủ Bắc Kinh trở thành nạn nhân của một trong những cuộc thanh trừng đầu tiên. Đến mùa thu năm 1966, tất cả các trường học trong thành phố đã đóng cửa và hơn một triệu Hồng vệ binh từ khắp nơi đất nước đã tập trung tại Bắc Kinh, với các cuộc tập hợp tại Quảng trường Thiên An Môn cùng Mao Trạch Đông.[370] Vào tháng 04 năm 1976, một cuộc tập hợp lớn của người dân Bắc Kinh đã bắt đầu diễn ra, nhằm chống lại Tứ nhân bangCách mạng Văn hóa tại Quảng trường Thiên An Môn, nhưng đã bị đàn áp mạnh mẽ. Sau đó, Tứ nhân bang bị bắt tại Trung Nam HảiCách mạng Văn hóa kết thúc. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình trở thành lãnh tụ tối cao, tiến hành cải cách mở cửa Trung Quốc, nước này đi lên về kinh tế cho đến ngày nay.

Từ thời đổi mới

Phó Tổng lý Vương Kỳ Sơn, Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc gặp gỡ Tổng thống thứ 44 Hoa Kỳ Barack Obama tại Phòng Bầu dục năm 2009.Chủ tịch Chính Hiệp Giả Khánh Lâm gặp gỡ Chủ tịch Thượng viện Ba Lan Bogdan Borusewicz tại Warszawa năm 2010.Tập tin:Chen Xitong.jpgTrần Hy Đồng (1930 – 2013), Thị trưởng Bắc Kinh 1983 – 1993.

Cuộc họp thứ ba của Nhân Đại Bắc Kinh lần thứ bảy, được tổ chức từ ngày 06 đến ngày 13 tháng 12 năm 1979, đã quyết định giải thể Ủy ban Cách mạng thành phố Bắc Kinh và khôi phục Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh cho đến nay. Lâm Hồ Gia tiếp tục là Thị trưởng giai đoạn 1978 – 1981. Các Thị trưởng Bắc Kinh tiếp theo là Tiêu Nhược Ngu (焦若愚. 1915 – 2020)[371] giai đoạn 1981 – 1983, Trần Hy Đồng giai đoạn 1983 – 1993, Lý Kì Viêm (李其炎. 1938)[372] giai đoạn 1993 – 1996, Giả Khánh Lâm giai đoạn 1996 – 1999, Lưu Kỳ giai đoạn 1999 – 2003, Mạnh Học Nông (孟学农. 1949)[373] chỉ bốn tháng năm 2003, Vương Kỳ Sơn giai đoạn 2003 – 2007, Quách Kim Long giai đoạn 2007 – 2012, Vương An Thuận (王安顺. 1957)[374] giai đoạn 2012 – 2016, Thái Kỳ giai đoạn 2016 – 2017 và Trần Cát Ninh đương nhiệm. Giai đoạn 1979 – 2020, có tới sáu Thị trưởng Bắc Kinh tiếp tục thăng cấp, trở thành Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Lãnh đạo Quốc gia. Đó là Trần Hy Đồng (陈希同. 1930 – 2013)[375], Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, Bí thư Bắc Kinh, Ủy viên Quốc vụ. Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Ông làm Thị trưởng 10 năm, nhưng đã bị bắt và khai trừ năm 1995 khi đang là Bí thư Bắc Kinh vì vi phạm tội tham nhũng, khai trừ khỏi Đảng, tù 12 năm, một cán bộ cao cấp bị xử lý. Giả Khánh Lâm (贾庆林. 1940)[277], Ủy viên Ban Thường vụ (vị trí thứ tư khóa XVI, XVII), Chủ tịch Chính Hiệp (2003 – 2013), Bí thư Bắc Kinh. Ông là Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ tư. Lưu Kỳ (刘淇. 1942)[376], Ủy viên Bộ Chính trị khóa XVI, XVII, Bí thư Bắc Kinh. Ông là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, lãnh đạo Bắc Kinh những năm mà Thế vận hội khai mạc, ông là trưởng bản tổ chức Olympic 2008. Vương Kỳ Sơn (王岐山. 1948),[377] Ủy viên Ban Thường vụ (vị trí thứ sáu khóa XVIII), Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật, Phó Tổng lý Quốc vụ viện. Ông là Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ sáu 2012 – 2017. Theo lý thuyết, vào năm 2017, ông 70 tuổi, đã đến lúc nghỉ hưu, như được Tập Cận Bình giữ lại ở vị trí Phó Chủ tịch Trung Quốc đương nhiệm, hỗ trợ lãnh tụ. Quách Kim Long (郭金龙. 1947),[378] Ủy viên Bộ Chính trị XVIII, Bí thư Bắc Kinh. Ông là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Thái Kỳ (蔡奇. 1955),[379] Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIX, Bí thư Bắc Kinh. Ông là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, thuộc Quân Chiết Giang Tập Cận Bình, được thăng cấp từ Phó Chánh Văn phòng An ninh Quốc gia lên Thị trưởng Bắc Kinh, Bí thư Bắc Kinh chỉ trong hai năm 2016 – 2017, là Bí thư Bắc Kinh đương nhiệm. Ngoài ra, còn có tình huống đặc biệt đối với Thị trưởng Mạnh Học Nông. Ông chỉ công tác bốn tháng ở thủ đô, từ chức vì Sự kiện SARS, dịch bệnh nghiêm trọng ở Bắc Kinh. Ông và Vương Kỳ Sơn đều là con rể của Thường vụ Ủy viên, Phó Tổng lý thứ nhất Diêu Y Lâm. Hiện tại, Thị trưởng Trần Cát Ninh (陈吉宁. 1964) được bầu khi 53 tuổi, trẻ nhất giai đoạn 1967 – 2020, trước đó ông là Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa (cấp Phó Tỉnh – Phó Bộ) giai đoạn 2012 – 2015, khi 48 tuổi, Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường (2015 – 2017).

Vào ngày 30 tháng 12 năm 2015, lễ khởi công xây dựng Khu vực hành chính thành phố Bắc Kinh diễn ra ở quận Thông Châu. Từ tháng 01 năm 2017, đã kiến thiết khu vực. Theo kế hoạch, vào cuối năm 2017, Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh và một số ủy ban liên kết của thành phố sẽ bắt đầu đợt di dời đầu tiên.[380] Vào tháng 10 năm 2018, Ủy ban Trung ươngQuốc vụ viện đã phê chuẩn Kế hoạch cải cách thành phố Bắc Kinh.[381] Vào ngày 10 tháng 01 năm 2019, Chính quyền Nhân dân thành phố Bắc Kinh trụ sở quận Đông Thành chính thức di dời về Thông Châu.[382] Vào ngày 11 tháng 01, các cơ quan chủ lực gồm Thành ủy Bắc Kinh, Chính phủ Bắc Kinh, Nhân Đại Bắc Kinh, Chính Hiệp Bắc Kinh chính thức đặt trụ sở mới, là Khu Phó trung tâm thành thị Bắc Kinh.[383][384]

Thiên Tân

Phân tách vị trí ban đầu

Hoàng Kính cùng Hoàng Hoa lãnh đạo Cuộc vận động ngày 9 tháng 12 năm 1935 ở Bắc Kinh.

Tháng 11 năm 1948, Tư lệnh Quân dã chiến Đông Bắc Lâm Bưu, Chính ủy Quân dã chiến Đông Bắc La Vinh Hoàn, Tư lệnh Quân dã chiến Hoa Bắc Nhiếp Vinh Trăn đã chỉ huy Chiến dịch Bình Tân trong Nội chiến Trung Quốc nhằm giải phóng Bắc KinhThiên Tân. Trận đánh diễn ra 29 giờ tại Thiên Tân, và Giải phóng quân giải phóng thành phố vào ngày 15 tháng 01 năm 1949. Năm 1952, Cảng Thiên Tân được thành lập[385] và trở thành một cảng quan trọng ngày nay. Từ năm 1949 đến tháng 02 năm 1958, Thiên Tân là một thành phố trực thuộc Trung ương. Chính quyền thành phố đổi tên từ Chính phủ Nhân dân thành phố Thiên Tân (1949 – 1955) thành Ủy ban Nhân dân thành phố Thiên Tân năm 1955. Các Thị trưởngHoàng Kính (1949 – 1952)[386], Ngô Đức (1952 – 1955), Hoàng Hỏa Thanh (1955 – 1958). Trong đó có Ngô Đức (1913 – 1995) là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Bắc Kinh giai đoạn 1973 – 1980, phải từ chức sau khi bị hạ bậc. Hoàng Hỏa Thanh (1901 – 1999) từng giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chức vụ cấp Phó Quốc gia. Còn Thị trưởng đầu tiên, Hoàng Kính (1912 – 1958) là một nhà cách mạng lãnh đạo thế hệ thứ nhất, từng kết hôn với Giang Thanh. Con trai ông, Du Chính Thanh, Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ tư, Chủ tịch Chính Hiệp  (2013 – 2018).

Ngày 11 tháng 2 năm 1958, Đại nhảy vọt bắt đầu, với hệ thống cơ sở công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ tại Thiên Tân, thành phố được sáp nhập vào tỉnh Hà Bắc, Tỉnh lị Hà Bắc được đặt tại Thiên Tân. Trong những năm này, kinh tế Thiên Tân được tách lẻ ra chuyển tới các đơn vị hành chính khác, giảm mạnh. Thị trưởng Ủy ban Nhân dân thành phố Thiên Tân những năm này là Lý Canh Đào (1958 – 1963), Hồ Chiêu Hoành (1963 – 1967), chữ cấp Phó Tỉnh, Phó Bộ.

Ngày 02 tháng 01 năm 1967, tỉnh Hà Bắc đã dời tỉnh lị về Bảo Định, Thiên Tân khôi phục vị thế là một thành phố trực thuộc Trung ương, duy trì cho đến nay. Vào tháng 04 năm 1970, Quốc vụ viện mở đợt tài trợ cho việc xây dựng tàu điện ngầm ở Thiên Tân. Các Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng thành phố Thiên Tân đã quyết định tự mình gây quỹ để thành lập dự án, xây dựng hệ thống tàu điện ngầm dựa trên kiến trúc cũ. Vào tháng 07 năm 1973, năm quận bao gồm Kế Châu, Vũ Thanh, Ninh Hà, Bảo Trì, Tĩnh Hải chính thức sáp nhập vào Thiên Tân. Ngày 28 tháng 07 năm 1976, đã xảy ra trận động đất Đường Sơn có cường độ 7,8 độ richter, Thiên Tân phải hứng chịu các sóng địa chấn gây ra thiệt hại. Trận động đất đã khiến 24.345 cư dân thành phố tử vong, 21.497 người trọng thương. Trên 60% công trình kiến trúc toàn thành phố chịu sự phá hoại của động đất, gần 700.000 người mất nhà cửa. Trận động đất khiến nền công nghiệp Thiên Tân chịu tổn thất nghiêm trọng, trên 30% xí nghiệp bị phá hoại ở mức độ nghiêm trọng[387]. Trong những năm này, các Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng thành phố Thiên Tân đóng vai trò tham gia chỉ đạo giải quyết khó khăn. Ba Chủ nhiệm là Giải Học Cung (1967 – 1978), Lâm Hồ Gia (1978), Trần Vĩ Đạt (1978 – 1980) đều kiêm nhiệm vị trí Bí thư thứ nhất Thành ủy thành phố Thiên Tân, lãnh đạo Thiên Tân tối cao.

Sau 1980

Hoàng Hưng Quốc tại Đại hội Thể thao Đông Á 2009.

Vào ngày 30 tháng 06 năm 1980, Ủy ban Cách mạng thành phố Thiên Tân được giải thể, Chính phủ Nhân dân thành phố Thiên Tân tái lập cho đến ngày nay. Nhiệm vụ các các Thị trưởng tập trung vào phát triển kinh tế thành phố. Năm 1984, sau vài năm kể từ Trung Quốc mở cửa, Thiên Tân vượt qua thiên tai 1976, quay lại tốc độ phát triển, là một trong 14 thành phố duyên hải, tuy nhiên tốc độ thấp hơn 13 thành phố còn lại. Cùng năm, Khu khai phát kỹ thuật Kinh tế Thiên Tân được thành lập. Năm 1994, Thiên Tân khai mở chiến lược công nghiệp ven biển ở Cảng Thiên Tân và quận Tân Hải[388]. Ngày 22 tháng 03 năm 2006, Quốc vụ viện đã xác định vị thế của Thiên Tân là thành phố cảng quốc tế, trung tâm kinh tế phương Bắc, thành phố sinh thái[389]. Năm 2008, Đường sắt liên thành phố Bắc Kinh – Thiên Tân, cao tốc tốc độ 350 km/h được xây dựng đi vào hoạt động. Cùng năm, Thiên Tân là một phần tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2008. Năm 2014, Thiên Tân cùng Bắc Kinh và Hà Bắc liên kết chính sách khoa học quốc gia, thành phố tập trung nghiên cứu Sản xuất cơ sở, Trung tâm vận chuyển quốc tế phương Bắc, Sáng tạo đổi mới tài chính và Cải cách mở cửa. Cùng năm, Dự án chuyển nước Nam – Bắc hoàn thành, chuyển nước qua Thiên Tân. Năm 2015, Vụ nổ tại Thiên Tân 2015 diễn ra, khiến 173 người chết[390]. Các Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thiên Tân từ 1979 đến 2020 là Hồ Khải Lập (1980 – 1982), Lý Thụy Hoàn (1982 – 1989)[391], Nhiếp Bích Sơ (1989 – 1993)[392], Trương Lập Xương (1993 – 1998), Lý Thịnh Lâm (1998 – 2002), Đới Tương Long (2002 – 2007)[393], Hoàng Hưng Quốc (2007 – 2016)[394], Vương Đông Phong (2016 – 2017)[395]Trương Quốc Thanh (2018 – nay).

Lý Thụy Hoàn (1934), Lãnh đạo Quốc gia Chủ tịch Chính Hiệp (1993 – 2003).Khu Khai phát kỹ thuật Kinh tế Thiên Tân

Trong giai đoạn này, Bí thư Thiên Tân thường là Ủy viên Bộ Chính trị, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Trong chín vị Thị trưởng, có ba vị thăng chức thành Bí thư. Có Trương Lập Xương (1939), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVI, Bí thư Thành ủy thành phố Thiên Tân, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Thiên Tân có tới hai Lãnh đạo Quốc gia từng công tác ở đây, đó là Hồ Khải LậpLý Thụy Hoàn. Hồ Khải Lập sau Sự kiện Thiên An Môn năm 1989, phải rời khỏi vị trí lãnh đạo, cùng thời điểm đó, Lý Thụy Hoàn trở thành lãnh đạo.Trong đó Hồ Khải Lập (1929), Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIII, vị trí thứ tư, Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Vị trí Lãnh đạo Quốc gia (1987 – 1989). Lý Thụy Hoàn (1934), Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIII, XIV, XV, (vị trí thứ sáu, bốn), Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy thành phố Thiên Tân. Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ sáu.

Trụ sở Chính phủ Nhân dân thành phố Thiên Tân tại Quận Hà Tây.

Từ năm 1979 đến nay, Hoàng Hưng Quốc (1954) từng là Thị trưởng Thiên Tân lâu nhất, tới hơn chín năm, đồng thời tạm giữ Quyền Bí thư Thiên Tân giai đoạn 2014 – 2016. Bí thư Thiên Tân là lãnh đạo cấp Phó Quốc gia nhưng ông không đạt được vị trí này, và việc giữ Quyền tạm thời gần hai năm là chưa từng có ở Trung Quốc. Trong những năm là Thị trưởng, ông được công chúng đề cao, nhưng vào năm 2016, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành điều tra và ông bị bắt. Ông đã vi phạm nghiêm trọng quy tắc, điều luật Đảng, thống nhất Đảng và đây cũng là một phần lý do khiến ông không thể trở thành lãnh đạo chính thức, bị bắt giữ[396]. Năm 2017, ông bị phán quyết 12 năm tù trong Chiến dịch đả hổ diệt ruồi với tội danh nhận hối lộ 40,03 triệu nhân dân tệ (khoảng sáu triệu đô la) hơn 20 năm trước, khi là Bí thư Thị ủy Thai Châu, những năm công tác ở Đồng bằng Trường Giang[397]. Dù là tài năng kinh tế, từng là nhân sự của Tập Cận Bình, giúp nhiều khu vực như Thai Châu, Ninh Ba, Thiên Tân phát triển nhanh, nhưng ông đã vi phạm nguyên tắc Đảng và phải chịu thanh trừng.

Thượng Hải

Các Thị trưởng Thượng Hải

Lãnh đạo Quốc gia Tối cao Giang Trạch DânTổng thống Hoa Kỳ George W. Bush.Nguyên soái Trần Nghị (1901 – 1972), Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Ngày 27 tháng 05 năm 1949, Giải phóng quân nắm quyền kiểm soát Thượng Hải, thành phố trở thành Trực hạt thị cùng với Bắc KinhThiên Tân. Cùng tháng, Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải được thành lập. Thủ trưởng là Trần Nghị, Thị trưởng Thượng Hải đầu tiên. Trần Nghị (陈毅. 1901 – 1972)[398] quản lý Thượng Hải suốt giai đoạn 1949 – 1958, trong đó chuyển tên sang Thị trưởng Ủy ban Nhân dân thành phố Thượng Hải (1955 – 1958). Ông được phong Nguyên soái Thập Đại năm 1955, về sau là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Ngoại giao, Bí thư Thượng Hải. Ông là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, qua đời khi đang công tác chức vụ Phó Tổng lý kiêm Bộ trưởng Ngoại giao. Trong những năm đầu, nền kinh tế Thượng Hải đã được khôi phục lại từ năm 1949 đến 1952, sản lượng nông nghiệpcông nghiệp của thành phố tăng lần lượt 51,5% và 94,2%.[399] Có 20 quận nội thành và 10 vùng ngoại ô vào thời điểm đó.[400]

Chu Dung Cơ (1928), Lãnh đạo Quốc gia, Tổng lý Quốc vụ viện.Kha Khánh Thi (1902 – 1965), Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Giai đoạn 1958 – 1965, Thị trưởng Ủy ban Nhân dân thành phố Thượng Hải là Kha Khánh Thi, kiêm nhiệm Bí thư Thượng Hải. Kha Khánh Thi (柯庆施. 1902 – 1965)[401] là người lãnh đạo Thượng Hải trong thời kỳ Đại nhảy vọt. Trước và sau Đại nhảy vọt, ông đã quá tích cực trong các vấn đề như chính sách nông nghiệp, chính sách công nghiệp và công cộng, đóng vai trò bảo đảm lương thực người dân, giúp Thượng Hải không sụt giảm nghiêm trọng kinh tế. Khi hầu hết các vùng toàn quốc chịu nhiều thiệt hại nghiêm trọng, Thượng Hải là nơi ít tổn thất.[402] Là khu công nghiệp của Trung Quốc với hầu hết các công nhân công nghiệp lành nghề, Thượng Hải đã trở thành một trung tâm cho chủ nghĩa cánh tả cực đoan trong những năm 1950 và 1960. Thượng Hải cũng được xem là căn cứ của Giang Thanh cùng Tứ nhân bang.[403] Trong những năm này, Trương Văn Thiên phân tích và phê phán Đại nhảy vọt, và nhận đổ lỗi từ Kha Khánh Thi, người còn đánh giá cao Trương Xuân Kiều. Kha Khánh Thi là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Năm 1965, khi đang công tác ở Thành Đô, ông qua đời đột ngột. Tào Địch Thu (曹荻秋. 1909 – 1976)[404] là người được bổ nhiệm kế vị Kha Khánh Thi. Tào Địch ThuThị trưởng Thượng Hải giai đoạn 1965 – 1967, trước đó từng là Thị trưởng Trùng Khánh, một thành phố còn thuộc Tứ Xuyên.

Hàn Chính (1954), Lãnh đạo Quốc gia, Phó Tổng lý thứ nhất.Thượng tướng Tô Chấn Hoa (1912 – 1979), Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Năm 1966, Đại Cách mạng Văn hóa bùng nổ, Ủy ban Nhân dân thành phố Thượng Hải mất kiểm soát. Đến tháng 02 năm 1967, Ủy ban Công xã tạm thời thành phố Thượng Hải được thành lập, thủ trưởng là Trương Xuân Kiều đóng vai trò xử lý. Cùng năm, Ủy ban Nhân dân thành phố giải thể, Ủy ban Cách mạng thành phố được thành lập. Chủ nhiệm tiếp tục là Trương Xuân Kiều. Trương Xuân Kiều (张春桥. 1917 – 2005)[405] kiêm nhiệm Bí thư Thượng Hải lãnh đạo Thượng Hải giai đoạn 1967 – 1976, suốt cuộc cách mạng. Trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976), xã hội Thượng Hải đã bị tổn hại nặng nề, với 310.000 người bị kết án sai trái, hơn một triệu người có liên quan. Khoảng 11.500 người đã bị bức hại một cách bất công. Tuy nhiên, ngay cả trong thời kỳ hỗn loạn nhất của cuộc cách mạng, Thượng Hải vẫn duy trì sản xuất kinh tế với tốc độ tăng trưởng hàng năm tích cực.[399] Trương Xuân Kiều là Ủy viên Ban Thường vụ khóa X (1973 – 1976), Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Phó Tổ trưởng Tiểu tổ Cách mạng văn hóa, Thường vụ Quân ủy. Ông là một trong Tứ nhân bang, Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ tám (1973 – 1976), là một trong Tứ nhân bang, lãnh đạo của Đại Cách mạng Văn hóa vô sản. Năm 1976, ông bị thanh trừng, giam lỏng cho đến khi qua đời.

Tại Thượng Hải, kế nhiệm Trương Xuân Kiều làm Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng kiêm nhiệm Bí thư Thượng HảiTô Chấn Hoa (1976 – 1979) và Bành Xung (1979). Tô Chấn Hoa (苏振华. 1912 – 1979)[406]Thượng tướng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI, Chính ủy Hải quân, Thường vụ Quân ủy. Ông là một Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Tô Chấn Hoa là người chỉ huy Hải quân, nhiều lần tổ chức các đợt thử nghiệm. Năm 1978, khi đang là Thị trưởng Thượng Hải kiêm Chính ủy Hải quân, một vụ việc xảy ra ở biển Hoa Đông khi hạm đội khu trục tai nạn. Đặng Tiểu Bình đã chỉ trích công tác của ông. Tô Chấn Hoa không hài lòng và tới thủ đô gặp Hoa Quốc Phong, Lãnh đạo tối cao đương nhiệm và nhận được lời ủng hộ, để ông cầm được quân đội, trở thành vấn đề mang tính đối đầu với Đặng Tiểu Bình. Sau đó Đặng Tiểu Bình cùng các đồng sự là Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Đại tướng Tư lệnh Hải quân Tiêu Kính Quang, Đại tướng Tham mưu trưởng Giải phóng quân La Thụy Khanh, dưới lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình đã ngăn cản tiến trình của Tô Chấn Hoa. Trong cùng năm, Hoa Quốc Phong hạ vị, Đặng Tiểu Bình trở thành Lãnh đạo Tối cao. Vào tháng 01 năm 1979, Tô Chấn Hoa đột ngột qua đời vì vỡ màng tim. Kế nhiệm ông ở Thượng Hải là Bành Xung. Bành Xung (彭冲. 1915 – 2010)[407] là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Ủy viên trưởng Nhân Đại, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Cuối năm 1979, Ủy ban Cách mạng thành phố Thượng Hải được giải thể, Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải tái lập cho đến ngày nay. Bành Xung tiếp tục được bổ nhiệm làm Thị trưởng Thượng Hải (1919 – 1980) và Uông Đạo Hàm (汪道涵. 1915 – 2005)[408] giai đoạn 1981 – 1985. Các Thị trưởng từ đó cho đến 2020 là Giang Trạch Dân (1985 – 1988), Chu Dung Cơ (1988 – 1991), Hoàng Cúc (1991 – 1995), Từ Khuông Địch (1995 – 2001), Trần Lương Vũ (2002 – 2003), Hàn Chính (2003 – 2012), Dương Hùng (2012 – 2017) và Ứng Dũng (2017 – nay). Kể từ năm 1949, Thượng Hải đã đóng góp tương đối nặng nề về ngân sách nhà nước cho Trung ương. Năm 1983, đóng góp ngân sách trung ương của thành phố lớn hơn đầu tư nhận được trong 33 năm (1950 – 1983) cộng lại làm cho phúc lợi của người dân Thượng Hải khó khăn, hạ sút tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư của Thượng Hải.[409] Tầm quan trọng của thành phố đối với tài chính kinh tế trung ương cũng khiến Thượng Hải khó khăn trong tự do hóa kinh tế bắt đầu vào năm 1978. Cuối năm 1990, Đặng Tiểu Bình đã cho phép Thượng Hải tiến hành cải cách kinh tế, hướng tới toàn cầu hóa. Nguồn thuế thu tại Thượng Hải vẫn đóng góp cho Trung ương giảm từ 70% xuống chỉ còn 20%. Các Thị trưởng Thượng Hải phụ trách kinh tế thành phố. Một trong những địa điểm quan trọng đối với sự phát triển được thành lập đó là quận Phố Đông, dẫn đến sự ra đời của khu vực Lục Gia Chủy.[410]

Lãnh đạo kinh tế

Tứ nhân bang Trương Xuân Kiều (1917 – 2005), Lãnh đạo Quốc gia.

Năm Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia thực tế là Nguyên soái Trần Nghị, Phó Tổng lý Kha Khánh Thi, Thượng tướng Tô Chấn Hoa, Bí thư Ban Bí thư Bành XungTrần Lương Vũ (陈良宇. 1946)[411], Ủy viên Bộ Chính trị khóa XVI, Bí thư Thượng Hải. Trần Lương Vũ đã công tác cả đời ở Thượng Hải, góp sức phát triển Thượng Hải nhiều mặt đáng kể. Có thể kể tới ông xây dựng mạng lưới giao thông đường sắt trên cao, đường ngầm và đường bộ phát triển, tăng số lượng xe cộ Thượng Hải 3,5 lần, tốc độ trung bình trong thành phố cũng tăng từ 10 km/h lên đến 25 km/h, nối kết Phố ĐôngPhố Tây bằng bốn cây cầu bắc ngang sông Hoàng Phố, tăng diện tích nhà ở của người dân trung bình từ 6,6 mét vuông/người năm 1990 lên tới 12,1 mét vuông/người năm 2001. Ông đã đưa ra chính sách hợp tác với Đài Loan trong phát triển, trao đổi kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, chủ trì nhiều hội nghị lớn bàn về xây dựng các công trình quan trọng như hệ thống cảng biển, xây dựng ngành công nghệ thông tin, bảo hiểm xã hội, chính sách thu hút nhân tài hải ngoại, giành quyền cho Expo 2010 Thượng Hải Trung Quốc, tiến hành kế hoạch hiện đại hóa cuộc sống người dân Thượng Hải, thuyết phục công ty lớn như General Motors, Honeywell International chuyển trụ sở từ Singapore sang Thượng Hải. Tuy nhiên, ông cũng là người giữ vai trò chủ chốt trong việc gây ra tình trạng tham nhũng nghiêm trọng ở Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI. Năm 2006, ông bị bắt, phán quyết 18 năm .[412]

“Tôi thực sự xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân Thượng Hải, xin lỗi gia đình.”
"我对不起党,对不起上海人民,对不起我的家人。"
— Trần Lương Vũ xin lỗi tại phiên xét xử ở Tòa án Nhân dân Thiên Tân năm 2008.

Trùng Khánh

Thời kỳ phân tách

Trụ sở Chính phủ Trùng Khánh

Trong những năm 19491997, Trùng Khánh là một địa cấp thị trực thuộc Tứ Xuyên, cùng với Tứ Xuyên tạo thành đơn vị cấp tỉnh đông dân số nhất Trung Quốc. Vào ngày 14 tháng 03 năm 1997, Phiên họp thứ năm của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ VIII đã xem xét và phê chuẩn đề xuất sáp nhập các khu vực địa cấp thị Trùng Khánh, Vạn Châu, Phù Lăng, và Kiềm Giang của tỉnh Tứ Xuyên để thành lập thành phố Trùng Khánh. Năm 1997, khi chia tách, tổng dân số của Trùng Khánh và Tứ Xuyên là 114.720.000 người.[413] Vào tháng sáu cùng năm, Chính phủ Nhân dân thành phố Trùng Khánh được tổ chức, nâng cấp là cơ quan cấp tỉnh[414]. Mục tiêu nhằm thúc đẩy sự phát triển các khu vực phía tây, tương đối nghèo hơn Trung Quốc. Là một khu vực công nghiệp quan trọng ở phía tây Trung Quốc, Trùng Khánh nhanh chóng đô thị hóa[415].

Từ đó cho đến năm 2020, Trùng Khánh có sáu Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Trùng Khánh, gồm: Bồ Hải Thanh (1997 – 1999) từ Thị trưởng địa cấp thị Trùng Khánh trước năm 1997 nâng lên thành Thị trưởng trực hạt thị, Bao Tự Định (1999 – 2002), Vương Hồng Cử (2002 – 2009), Hoàng Kì Phàm (2009 – 2016), Trương Quốc Thanh (2016 – 2017), Đường Lương Trí từ năm 2017. Hiện tại, Đường Lương TríThị trưởng Trùng Khánh, Trương Quốc ThanhThị trưởng Thiên Tân, thời gian công tác ở Trùng Khánh là một năm tạm thời của ông.

Hoàng Kì Phàm (1952), Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Trùng Khánh (2009 – 2016).

Với những đặc thù về thời gian, vị trí địa lý, tình hình chung, các Thị trưởng Trùng Khánh giai đoạn 1997 – 2020 này có sự khác biệt. Chưa có Thị trưởng được điều chuyển, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo cao cấp. Tháng 01 năm 2008, Vương Hồng Cử được tái bầu cử là Thị trưởng nhưng đã từ chức vào ngày 30 tháng 11 năm 2009, khi chưa đến tuổi nghỉ hưu. Lúc này, Bạc Hy Lai là lãnh đạo Trùng Khánh, kiểm soát chính trị toàn bộ, ông cũng là người Trùng Khánh duy nhất từng giữ vị trí cho đến nay. Kế nhiệm Vương Hồng CửHoàng Kì Phàm. Hoàng Kì Phàm được điều chuyển đến làm việc tại Trùng Khánh từ năm 2001, vài năm sau khi thành phố được nâng lên thành trực hạt thị tương đương với Thượng Hải. Ông là Phó Thị trưởng từ năm 2001 đến 2009 và là Ủy ban Thường vụ Tỉnh ủy Trùng Khánh. Điều đặc biệt là ông đã công tác phụ tá suốt bốn vị lãnh đạo tối cao Trùng Khánh, tức Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh Hạ Quốc Cường, Uông Dương, Bạc Hy LaiTrương Đức Giang, mỗi người có một tư tưởng chính trị và chỉ đạo độc đáo, và tất cả đều tiếp tục trở thành cán bộ cao cấp, Lãnh đạo Quốc gia và Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Hoàng Kì Phàm được coi là đã tồn tại trong những lần thay đổi đó, mệnh danh (四朝元老, Tứ Triều Nguyên Lão, nghĩa là người phục vụ bốn hoàng đế)[416]. Ông được coi là đồng minh chính trị quan trọng của Bạc Hy Lai, người đột ngột không được lãnh đạo quốc gia ủng hộ sau sự kiện Vương Lập Quân vào tháng 02 năm 2012, bị cách chức và tháng 03 năm 2013. Hoàng Kì Phàm đã gây bất ngờ khi tiếp tục giữ chức vị, phụ tá Trương Đức Giang, lãnh đạo Trùng Khánh tiếp theo

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân http://www.da.bj.cn/staticfile/Exhibition/yin/1-1.... http://news.cnr.cn/special/zgsyzgn/wmjldhn/hn1980/... http://bjrb.bjd.com.cn/html/2014-09/29/content_221... http://www.china.com.cn/chinese/zhuanti/208065.htm http://www.crt.com.cn/news2007/News/tgjx/2006-5/30... http://www.crt.com.cn/news2007/news/GCTC/101026114... http://cpc.people.com.cn/GB/64162/123659/123810/73... http://dangshi.people.com.cn/GB/85039/14329784.htm... http://politics.people.com.cn/GB/1026/4679686.html http://politics.people.com.cn/GB/41223/4065087.htm...